Cầm cố và thế chấp tài sản là hai khái niệm rất dễ bị lẫn lộn. Mặc dù về cơ bản, hai hình thức này có nhiều điểm tương đồng nhưng vẫn là hai khái niệm rạch ròi. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa vay thế chấp và vay cầm cố tài sản là gì nhé!
Vay thế chấp và vay cầm cố tài sản là một trong các hình thức vay phổ biến nhất hiện nay
Điểm giống nhau giữa vay thế chấp và vay cầm cố tài sản
Cầm cố và thế chấp tài sản đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Dân sự. Vì vậy hai hình thức này có khá nhiều điểm tương đồng. Cụ thể là:
+ Về hình thức: Thỏa thuận cầm cố và thế chấp tài sản giữa các bên đều được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản.
+ Về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố và thế chấp: Cả hai hình thức này đều có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
+ Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố và thế chấp: Thỏa thuận sẽ được chấm dứt nếu thuộc 4 trường hợp sau:
- Nghĩa vụ được bảo đảm cho tới khi hợp đồng cầm cố/ thế chấp chấm dứt
- Việc cầm cố/ thế chấp tài sản có thể được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
- Tài sản cầm cố/ thế chấp đã được xử lý
- Các bên thỏa thuận và thực hiện theo đàm phán.
Sự khác biệt giữa thế chấp và cầm cố tài sản
Thông thường, để phân biệt giữa thế chấp và cầm cố tài sản sẽ dựa trên 7 tiêu chí:
STT | Tiêu chí so sánh | Thế chấp tài sản | Cầm cố tài sản |
1 | Căn cứ | Tiểu mục 3 – Bộ luật Dân sự năm 2015 | Tiểu mục 2 – Bộ luật Dân sự năm 2015 |
2 | Khái niệm | Thế chấp tài sản có nghĩa là sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm nghĩa vụ được thực hiện và không giao tài sản cho bên kia | Cầm cố tài sản nghĩa là một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ |
3 | Chuyển giao tài sản | Không | Có |
4 | Chủ thể | Bên thế chấp, bên nhận thế chấp hoặc bên thứ ba giữ tài sản thế chấp | Bên cầm cố, bên nhận cầm cố |
5 | Tài sản | Động sản, bất động sản và quyền tài sản | Động sản, các loại giấy tờ có giá trị như trái phiếu, cổ phiếu,… |
6 | Trả lại tài sản | Bên nhận thế chấp trả những giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối trong trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp | + Nếu chấm dứt việc cầm cố tài sản, những giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố sẽ được trả lại cho bên cầm cố.
+ Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng sẽ được trả lại cho bên cầm cố. Trừ khi hai bên đã có thoả thuận khác. |
7 | Hiệu lực đối kháng với bên thứ 3 | Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký | + Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
+ Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố, theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. |
Có thể thấy, đa số các ngân hàng hiện nay đều áp dụng hình thức vay vốn thế chấp. Như vậy, nếu những khách hàng cần vay tiền mặt nhanh với số tiền không quá lớn (có thể tương đương với một tài sản bất động sản) sẽ rất khó nếu lựa chọn hình thức này. Vì vậy nhiều người dành sự quan tâm hơn tới hình thức vay cầm cố. Tiếp tục tìm hiểu nhé!
Bạn nên tìm hiểu kỹ các hình thức vay trước khi ra quyết định
Những thông tin về hình thức vay cầm cố
Thế chấp và cầm cố tài sản đều có những quy định riêng. Được áp dụng linh hoạt trong tùy từng trường hợp.
Vay cầm cố là gì?
Trong quan hệ nghĩa vụ, việc xác lập một biện pháp bảo đảm đối vật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của hai bên, tránh người có quyền không bị xâm phạm lợi ích. Theo đó, bên có nghĩa vụ phải giao cho người có quyền một tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình tài sản đảm bảo sẽ khấu trừ phần nghĩa vụ chưa được thực hiện.
Cầm cố tài sản cần có một hợp đồng dân sự, cũng có thể được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ ngoài hợp đồng. Cầm cố tài sản là kết quả của sự thoả thuận từ hai phía nhằm bảo đảm nghĩa vụ phải thực hiện của bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba đối với bên có quyền.
Hiểu đơn giản, đặt cầm cố trong vay vốn, tài sản cầm cố sẽ là tài sản đảm bảo quyền lợi của bên cho vay. Trong trường hợp người vay không hoàn thành nghĩa vụ như thoả thuận trong hợp đồng đối với bên cung cấp vốn.
Cầm cố tài sản có cần công chứng không?
Theo quy định tại Điều 310 Bộ luật dân sự năm 2015 thì văn bản cầm cố không nhất thiết phải công chứng, chứng thực hoặc đăng ký. Thông thường, nếu tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu thì các bên không cần phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi tối đa và nâng cao độ an toàn pháp lý, các bên nên thực hiện công chứng trong thỏa thuận cầm cố.
Nếu bạn đang cần vay cầm cố lãi suất thấp an toàn, hãy tham khảo ngay dịch vụ tại F88 nhé!
F88 chính là đơn vị cho vay cầm cố uy tín được lựa chọn nhiều nhất hiện nay
Hình thức vay cầm cố tài sản tại F88
Xuất phát điểm của F88 là một cửa hàng nhỏ lẻ. Sau 10 năm hoạt động, F88 đã phát triển thành hệ thống vững mạnh với gần 1000 phòng giao dịch. Cho vay cầm cố là một trong những dịch vụ nổi bật tại F88. Lãi suất chỉ từ 1.1%/ tháng (chưa bao gồm các chi phí khác) với các gói vay sau:
- Vay cầm cố đăng ký xe máy/ ô tô: Hạn mức từ 15 triệu – 1 tỷ đồng.
- Vay cầm cố xe máy/ ô tô: Hạn mức từ 30 triệu – 2 tỷ đồng.
- Vay cầm cố tài sản khác: Trang sức, đồ điện tử (lap top, điện thoại),…: Định giá lên tới 80% giá trị tài sản tại thời điểm cầm cố.
Quy trình cầm cố được diễn ra minh bạch, nhanh chóng với sự hỗ trợ của Hệ thống trí tuệ nhân tạo hiện đại. Kết hợp với sự chuyên nghiệp, chu đáo trong cách làm việc của đội ngũ nhân viên. Tất cả tạo nên một dịch vụ chất lượng, uy tín. Ngoài ra, F88 còn cung cấp vay online an toàn, tiện lợi với vô số tiện ích tài chính hấp dẫn khác.
Sự khác biệt giữa thế chấp và cầm cố tài sản được chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hai hình thức này. Nếu bạn có ý định vay cầm cố nhanh chóng, định giá cao, đừng quên liên hệ hotline 1800 6388 nhé!